BÁO CÁO CA: Bệnh nhân nam với sang thương ở lưỡi

Bệnh nhân nam, 19 tuổi đến phòng khám vì bị đau ở lưỡi kéo dài trong suốt 3 tháng. Cơn đau trầm trọng hơn khi bệnh nhân ăn đồ cay. Bệnh nhân đã đến một phòng khám trước đó và được kê đơn viên ngậm clitrimazole. Ban đầu cơn đau có giảm nhẹ nhưng về sau lại trở nên đau hơn. Vì vậy, bệnh nhân đã đến phòng khám tai – mũi – họng.

Bệnh nhân không nổi hạch lympho, không sốt, không mệt mỏi, không phát ban, không sụt cân và cũng không có triệu chứng trên đường tiêu hóa. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh đáng chú ý. Bệnh nhân thi thoảng uống rượu, không hút thuốc hoặc dùng chất kích thích. Bệnh nhân cho biết bệnh nhân có quan hệ tình dục qua đường miệng và đường hậu môn.

Thăm khám thấy bệnh nhân có bạch sản niêm ở 2 bên lưỡi. Bạch sản niêm bên phải rộng hơn bên trái và nhìn giống lông. Sang thương đau khi sờ chạm và không thể cạo bỏ (hình 1). Môi và niêm mạc miệng của bệnh nhân không có sang thương tương tự, có khối u hoặc loét. Bệnh nhân cũng không bị nổi hạch vùng đầu – cổ. Kết quả thăm khám lâm sàng ở bộ phận khác đều bình thường.

Bệnh nhân được làm sinh thiết sang thương lưỡi bên phải. Mẫu sinh thiết được nhuộm hematoxylin-eosin. Kết quả cho thấy có tình trạng thâm nhiễm plasmacytic quanh mạch và viêm tăng bạch cầu trung tính (hình 1).

Hình 1. Sang thương ở lưỡi của bệnh nhân và hình nhuộm Hematoxylin-eosin sinh thiết lưỡi bên phải

BÀN LUẬN

Chẩn đoán

Bạch sản có lông ở miệng hiếm gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi [1]. Ung thư biểu mô tế bào vảy ở bệnh nhân trẻ tuổi (< 40 tuổi) là tình trạng đáng được quan tâm do tình trạng bệnh tấn công2. Chẩn đoán phân biệt cho sang thương ở lưỡi của bệnh nhân bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, loạn sản dày sừng (hyperkaretotic dysplasia), lichen phẳng (lichen planus), bạch sản có lông và nhiễm trùng (chẳng hạn như nhiễm nấm candida, HIV, và giang mai ở miệng). Mặc dù không điển hình, nhưng tình trạng thâm nhiễm plasmacytic quan sát được ở mẫu sinh thiết nhuộm hematoxylin-eosin là đặc điểm mô bệnh học của bệnh giang mai ở da và niêm mạc (hình 1). Lưu ý rằng các tế bào viêm là đặc điểm điển hình về hình thái học, khiến cho việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân ung thư không chắc chắn.

Dựa trên kết quả nhuộm sinh thiết với thông tin cá nhân của bệnh nhân (trẻ tuổi và có quan hệ tình dục), xét nghiệm treponema pallidum immunostaining được tiến hành. Kết quả phát hiện được số lượng lớn vi sinh (hình 2). Kết quả nhuộm Grocott-Gomori trong bạc – methenamine, phản ứng acid periodic (periodic acid-Schiff-diastase) và nhuộm virus herpes đều âm tính, cho thấy bệnh nhân không nhiễm nấm hay virus. Kết quả xét nghiệm rapid plasma reagin (PRP) dương tính ở tỷ lệ pha loãng 1:128. Kết quả xét nghiệm phản ứng huỳnh quang hấp thụ kháng thể treponemal (Fluorescent Treponemal Antibody absorption – FTA-abs) cũng dương tính. Kết quả kháng thể/kháng nguyên HIV, gonorrhea và chlamydia (nước tiểu và họng) đều âm tính.

Hình 2. Kết quả xét nghiệm treponema pallidum immunostaining

Căn cứ vào thời gian xuất hiện sang thương và triệu chứng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc giang mai giai đoạn 2 (đáp án C). Bệnh nhân được điều trị với penicillin G đường tiêm bắp trong 3 tuần. Sau khi kết thúc đợt điều trị, sang thương ở miệng cũng được giải quyết.

Dịch tễ và đặc điểm bệnh học

Một phân tích tiến cứu trên 63 nghiên cứu với tổng cộng 247 trường hợp giang mai ở đường miệng cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 35.9 tuổi, trong đó 78.9% bệnh nhân là nam giới. Vị trí sang thương thường gặp nhất là lưỡi (33.9%), sau đó là vòm miệng (31.9%) và môi (17.1%) [3]. Giang mai ở đường miệng thường có biểu hiện loét (đa hoặc đơn), dát ở niêm mạc và mảng giống bạch sản. Sang thương không loét gợi ý cho chẩn đoán giang mai giai đoạn 2.

Giang mai không được điều trị thường phát triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: loét không đau (chancre)
  • Giai đoạn 2: sốt, phát ban lan tỏa, sang thương ở da và niêm mạc, sưng hạch bạch huyết
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện sau vài thập kỷ với tình trạng gôm khu trú gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch4.

Chẩn đoán giang mai bao gồm treponemal và nontreponemal (xét nghiệm venereal disease research laboratory và rapid plasma reagin). Việc tiến hành cả 2 xét nghiệm treponemal và nontreponemal có thể tránh được tình trạng âm tính giả ở giai đoạn bệnh sớm và dương tính giả ở những bệnh nhân đã được điều trị trước đó. Dương tính giả trong xét nghiệm nontreponemal thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, phụ nữ mang thai và bệnh nhân mắc một số bệnh lý nhiễm trùng. Xét nghiệm miễn dịch treponemal được báo cáo với độ nhạy là 100% cho giang mai giai đoạn 2 và 94.5% – 100% cho mọi giai đoạn, bao gồm cả bệnh nhân giang mai tiềm ẩn5.

Điều trị

Đối với giang mai giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ở người trưởng thành, các biện pháp điều trị được khuyến cáo là benzathine penicillin G tiêm bắp (2.4 triệu đơn vị). Đối với ca lâm sàng được đề cập trong bài, bệnh nhân được điều trị với 3 liều penicillin do mức độ mạn tính của bệnh và mức độ biểu hiện của bệnh ở đường miệng. Mọi bệnh nhân có bệnh giang mai biểu hiện ở đường miệng nên được đánh gía HIV, lậu cầu và chlamydia qua mẫu phết họng và nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì vẫn nên đề nghị các liệu pháp dự phòng tiền phơi nhiễm HIV cho bệnh nhân. Bệnh nhân trong trường hợp được báo cáo đã được đánh giá lâm sàng và huyết thanh 6 và 12 tháng sau khi điều trị.

NGUỒN

Victor M, Vavinskaya V, Guo T. A Young Man Presenting With Tongue Lesions. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 2023;149(1):89–90. doi:10.1001/jamaoto.2022.3799


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Carrard VC, van der Waal I. A clinical diagnosis of oral leukoplakia: a guide for dentists. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2018;23(1):e59-e64.
  2. Garavello W, Spreafico R, Gaini RM. Oral tongue cancer in young patients: a matched analysis. Oral Oncol. 2007;43(9):894-897. doi:10.1016/j.oraloncology.2006.10.013
  3. Schuch LF, da Silva KD, de Arruda JAA, et al. Forty cases of acquired oral syphilis and a review of the literature. Int J Oral Maxillofac Surg. 2019;48(5):635-643. doi:10.1016/j.ijom.2018.10.023
  4. Workowski KA, Bachmann LH, Chan PA, et al. Sexually Transmitted Infections Treatment Guidelines, 2021. MMWR Recomm Rep. 2021;70(4):1-187. doi:10.15585/mmwr.rr7004a110.
  5. Park IU, Tran A, Pereira L, Fakile Y. Sensitivity and specificity of treponemal specific tests for the diagnosis of syphilis. Clin Infect Dis. 2020;71(suppl 1):S13-S20. doi:10.1093/cid/ciaa349
Share it with
Email
Facebook
LinkedIn
Twitter
WhatsApp

Similar Articles

Data Privacy Notice

This Privacy Notice shall be read in conjunction with the Privacy Policy to the extent this Notice does not mention or specify the particulars that should have been mentioned or specified relating to the Notice in pursuance of the provisions of the Data Protection Laws as applicable.

On having accessed or visited this Platform you the Noticee hereby voluntarily consent to and take notice of the fact that the personal data, by which or in relation whereto you the concerned Noticee is identifiable, shall be retained, stored, used, and may be processed by the Company for the purpose and in the manner, though legal, found suitable to it for commercial and/or some other reasons. The detailed specificity whereof may be found in the Privacy Policy. The consent provided herein may be withdrawn anytime by you, the Noticee, at its own volition by removing your profile or by writing to us at support@docquity.com.

As a Noticee, you shall have the right to grievance redressal, in relation to your consent or our use of your personal data, which you may address by writing to us at dpo@docquity.com. Should you, the Noticee, thereafter remain unsatisfied or dissatisfied with the resolution provided by us, you, the Noticee, may approach the concerned regulatory authority for the redressal of your grievance.

Thanks for exploring our medical content.

Create your free account or log in to continue reading.

Data Privacy Notice

By using this platform, you consent to our use of your personal data as detailed in our Privacy Policy, and acknowledge that we use cookies to improve your browsing experience