Thời gian màn hình và sự phát triển trí tuệ của trẻ em

Thời gian màn hình được định nghĩa là thời gian một cá nhân dành ra để xem tivi, chơi điện tử, sử dụng điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác. Để đảm bảo trẻ em tham gia các hoạt động thể chất và ngủ đủ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã công bố hướng dẫn điều trị khuyến cáo hạn chế thời gian màn hình 1 giờ/ngày cho trẻ em 2 – 5 tuổi [1]. Tuy nhiên, một phân tích gộp gần đây đã cho thấy chỉ có số ít trẻ em tuân thủ thời gian màn hình khuyến cáo [2]. Không những vậy, thời gian màn hình của trẻ trong những năm gần đây có xu hướng tăng do sự thịnh hành của các thiết bị điện tử. Do vậy, việc theo dõi tác động của thời gian màn hình đối với sự phát triển của trẻ là cần thiết.

Một vài nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa thời gian màn hình và sự phát triển của trẻ, bao gồm khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, xã hội hóa, kỹ năng vận động thô và vận động tinh, phát triển nhân cách, phát triển nhận thức, khả năng chú ý và các vấn đề hành vi. Tuy vậy, các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự cho thấy được thời gian màn hình thực sự ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển nào và liệu sự ảnh hưởng của thời gian màn hình đến sự phát triển của trẻ có tiếp tục tiến triển theo độ tuổi.

Một nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thời gian màn hình khi trẻ được 1 tuổi đến khả năng giải quyết vấn đề của trẻ khi được 2 – 4 tuổi đã được công bố. Bài viết nhằm tóm tắt kết quả nghiên cứu đến bạn đọc [3].

Tóm tắt nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 7097 trẻ em, trong đó có 51.8% trẻ là bé trai và 48.5% trẻ là bé gái. Thời gian màn hình của trẻ được ghi nhận câu hỏi khảo sát. Sự chậm phát triển trí tuệ của trẻ được đánh giá bằng bảng câu hỏi Ages & Stages Questionnaires phiên bản 3 (ASQ-3). Bảng câu hỏi ASQ-3 được sử dụng để đánh giá sự phát triển ở trẻ 1 – 66 tháng tuổi trên 5 lĩnh vực: giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội.

Kết quả cho thấy có 48.5% trẻ có thời gian màn hình < 1 giờ, 29.5% trẻ có thời gian màn hình 1 – 2 giờ, 17.9% trẻ có thời gian màn hình 2 – 4 giờ và 4.1% trẻ có thời gian màn hình > 4 giờ. Kết quả cho thấy tình trạng chậm phát triển trong lĩnh vực giao tiếp được quan sát thấy ở 5.1% trẻ, chậm phát triển vận động thô ở 5.6% trẻ, chậm phát triển vận động tinh ở 4.6% trẻ, giải quyết vấn đề ở 4.2% trẻ, kỹ năng cá nhân và xã hội ở 5.5% trẻ. Vào năm 4 tuổi, tình trạng chậm phát triển giao tiếp, vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và kỹ năng cá nhân, xã hội được quan sát lần lượt là 4.0%, 4.3%, 4.9%, 3.8% và 4.6%. Các bà mẹ có con với thời gian màn hình cao hơn có tuổi trung bình cao hơn, mới sinh nở lần đầu, có mức thu nhập thấp hơn, trình độ học vấn thấp hơn và bị trầm cảm hậu sản.

Thời gian màn hình khi trẻ được 1 tuổi có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ chậm phát triển về giao tiếp, vận động tinh, giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội. Đối với trẻ 4 tuổi, thời gian màn hình gây ảnh hưởng đến sự phát triển vận động và khả năng giải quyết vấn đề. Phân tích mối liên hệ đáp ứng liều cho thấy thời gian màn hình > 4 tiếng làm tăng nguy cơ chậm phát triển giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề.

Kết luận

Nghiên cứu cho thấy thời gian màn hình kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ 2 – 4 tuổi. Mối liên hệ giữa thời gian màn hình của trẻ 1 tuổi và khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề ổn định theo thời gian.

Khuyến cáo thời gian màn hình cho trẻ em của WHO


Tài liệu tham khảo

  1. Council on Communications and Media. Media and young minds. Pediatrics. 2016;138(5):e20162591. doi:10.1542/peds.2016-2591
  2. McArthur BA, Volkova V, Tomopoulos S, Madigan S. Global prevalence of meeting screen time guidelines among children 5 years and younger: a systematic review and meta-analysis.JAMA Pediatr. 2022;176(4):373-383. doi:10.1001/jamapediatrics. 2021.6386
  3. Takahashi I, Obara T, Ishikuro M, Murakami K, Ueno F, Noda A, Onuma T, Shinoda G, Nishimura T, Tsuchiya KJ, Kuriyama S. Screen Time at Age 1 Year and Communication and Problem-Solving Developmental Delay at 2 and 4 Years. JAMA Pediatr. 2023 Oct 1;177(10):1039-1046. doi: 10.1001/jamapediatrics.2023.3057.
Share it with
Email
Facebook
LinkedIn
Twitter
WhatsApp

Similar Articles

Data Privacy Notice

This Privacy Notice shall be read in conjunction with the Privacy Policy to the extent this Notice does not mention or specify the particulars that should have been mentioned or specified relating to the Notice in pursuance of the provisions of the Data Protection Laws as applicable.

On having accessed or visited this Platform you the Noticee hereby voluntarily consent to and take notice of the fact that the personal data, by which or in relation whereto you the concerned Noticee is identifiable, shall be retained, stored, used, and may be processed by the Company for the purpose and in the manner, though legal, found suitable to it for commercial and/or some other reasons. The detailed specificity whereof may be found in the Privacy Policy. The consent provided herein may be withdrawn anytime by you, the Noticee, at its own volition by removing your profile or by writing to us at support@docquity.com.

As a Noticee, you shall have the right to grievance redressal, in relation to your consent or our use of your personal data, which you may address by writing to us at dpo@docquity.com. Should you, the Noticee, thereafter remain unsatisfied or dissatisfied with the resolution provided by us, you, the Noticee, may approach the concerned regulatory authority for the redressal of your grievance.

Data Privacy Notice

By using this platform, you consent to our use of your personal data as detailed in our Privacy Policy, and acknowledge that we use cookies to improve your browsing experience