Sốc nhiễm khuẩn xảy ra với khoảng 1.7 triệu ca nhập viện ở Hoa Kỳ, có khoảng hơn 1/3 trường hợp sốc nhiễm khuẩn nội trú có kết cục tử vong1. Để kiểm soát bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, cần phải lựa chọn thuốc vận mạch để cải thiện huyết áp. Ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn cần phải điều trị bằng thuốc vận mạch, hướng dẫn điều trị khuyến cáo nên bổ sung corticosteroid, cụ thể là hydrocortisone liều 200 mg/ngày2. Khuyến cáo này được đưa ra dựa trên kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, phân tích gộp cho thấy corticosteroid có thể làm giảm thời gian sốc và đồng thời giảm nhẹ tỷ lệ tử vong 3 – 6. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng – COIITSS cho thấy phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone có thể giảm có ý nghĩa tỷ lệ tử vong so với hydrocortisone đơn trị7. Một nghiên cứu về vấn đề tương tự cũng vừa được công bố cuối tháng 03/20238. Bài viết tóm tắt kết quả nghiên cứu đến quý đồng nghiệp, để hỗ trợ quý đồng nghiệp trong việc cân nhắc đưa ra lựa chọn kiểm soát bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Tóm tắt nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên tổng cộng 88,275 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được kiểm soát bằng thuốc vận mạch norepinephrine và đồng thời bằng hydrocortisone trong vòng 3 ngày nhập viện. Trong số 88,275 bệnh nhân này, có 85,995 (97.4%) bệnh nhân được điều trị bằng hydrocortisone đơn trị và 2280 (2.6%) bệnh nhân được điều trị bằng phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone. Số ngày theo dõi trung vị của nghiên cứu là 6 ngày ở bệnh nhân điều trị bằng phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone và 5 ngày đối với bệnh nhân nhóm điều trị bằng hydrocortisone đơn trj.
Tiêu chí chính của nghiên cứu là kết cục gộp của tử vong trong bệnh viện hoặc được xuất viện do tiên lượng quá nặng. Tiêu chí phụ là tử vong trong bệnh viện, số ngày không điều trị bằng thuốc vận mạch, số ngày không nằm viện cho tới ngày thứ 28.
Kết quả cho thấy thời gian trung vị của điều trị là 3 ngày ở cả 2 nhóm nhóm phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone và hydrocortisone đơn trị. Trong số bệnh nhân được điều trị bằng phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone, có 1076 (47.2%) trường hợp tử vong trong bệnh viện hoặc được xuất viện do tiên lượng quá nặng. Con số này ở nhóm hydrocortisone đơn trị là 50.8% (43,669 bệnh nhân). Khi phân tích điều chỉnh TMLE, phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone có thể làm giảm 3.7% nguy cơ tuyệt đối tử vong hoặc xuất viện do tiên lượng quá nặng khi so với hydrocortisone đơn trị.
Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện ở nhóm điều trị bằng phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone là 39.3% và ở nhóm hydrocortisone đơn trị là 42.7%. Số ngày không cần điều trị bằng thuốc vận mạch và số ngày không nằm viện nhiều hơn ở nhóm phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone khi so với nhóm hydrocortisone đơn trị.
Kết luận
Nghiên cứu này đã cho thấy phối hợp hydrocortisone/fludrocortisone có thể làm tăng cơ hội sống sót, làm giảm thời gian nằm viện và đồng thời giảm thời gian sốc ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn so với fludrocortisone đơn trị. Kết quả này tương tự kết quả của thử nghiệm COIITSS.
Nếu quý vị đồng nghiệp có nhu cầu tham khảo thêm về cách kiểm soát bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn qua các ví dụ thực tế, vui lòng tham khảo 2 bài viết dưới đây:
1/ Phần 1: Xử trí bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn? Những ví dụ thực tế (pleaes help me to add hyperlink: https://docquity.app.link/GhMp7sNbWyb)
2/ Phần 2: Xử trí bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn? Những ví dụ thực tế (pleae help me to add hyperlink: https://docquity.app.link/dO2q2qTbWyb )
Tài liệu tham khảo
- Liu V, Escobar GJ, Greene JD, et al. Hospital deaths in patients with sepsis from 2 independent cohorts.JAMA. 2014;312(1):90-92. doi:10.1001/jama.2014.5804
- Evans L, Rhodes A, Alhazzani W, et al. Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock 2021. Crit Care Med. 2021;49(11):e1063-e1143. doi:10.1097/CCM.0000000000005337
- Gordon AC, Mason AJ, Thirunavukkarasu N, et al; VANISH Investigators. Effect of early vasopressin vs norepinephrine on kidney failure in patients with septic shock: the VANISH randomized clinical trial. JAMA. 2016;316(5):509-518. doi:10.1001/jama.2016.10485
- Sprung CL, Annane D, Keh D, et al; CORTICUS Study Group. Hydrocortisone therapy for patients with septic shock. N Engl J Med. 2008;358(2):111-124.
- doi:10.1056/NEJMoa071366
- Low-dose corticosteroids for adult patients with septic shock: a systematic review with meta-analysis and trial sequential analysis. Intensive Care Med. 2018;44(7):1003-1016. doi:10.1007/s00134-018-5197-6
- Rochwerg B, Oczkowski SJ, Siemieniuk RAC, et al. Corticosteroids in sepsis: an updated systematic review and meta-analysis. Crit Care Med. 2018;46(9):14111420. doi:10.1097/CCM.0000000000003262
- Annane D, Cariou A, Maxime V, et al; COIITSS Study Investigators. Corticosteroid treatment and intensive insulin therapy for septic shock in adults: a randomized controlled trial.JAMA. 2010;303(4):341-348. doi:10.1001/jama.2010.2
- Bosch NA, Teja B, Law AC, Pang B, Jafarzadeh SR, Walkey AJ. Comparative Effectiveness of Fludrocortisone and Hydrocortisone vs Hydrocortisone Alone Among Patients With Septic Shock. JAMA Intern Med. 2023 Mar 27:e230258. doi: 10.1001/jamainternmed.2023.0258.